Sa sâm
Sa sâm

Sa sâm là một vị thảo dược rất giá trị, đây là vị dược liệu quý với tác dụng loại bỏ nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe. Giảm ho, bổ phế điều trị vấn đề kiệt sữa của phụ nữ có thai,… là những tác dụng rất đặc trưng của Sa sâm. Và để tìm hiểu rõ hơn về vị dược liệu quý này, các bạn hãy tham khảo thông tin của https://nhipcausuckhoe.org.vn/

Contents

Cây Sa sâm là gì?

Cây Sa sâm là loại dược liệu mọc tự nhiên ở nhiều nơi tại nước ta. Cây có dạng thân cỏ, thấp, có dạng lá hoa tương ứng tuỳ vào từng loại Sa sâm.

Mỗi loại Sa sâm sẽ có đặc điểm đặc trưng để có thể nhận diện ra nó, và công dụng, cũng như cách dùng của các loại Sa sâm thì gần như chúng có tác dụng điều trị các bệnh giống nhau.

Sa sâm có bao nhiêu loại?

Sa sâm có 2 loại chính là Sa sâm nam và Sa sâm bắc. Nguồn gốc của hai loại sâm này là do sự khác nhau về phân bố của Sa sâm.

Sa sâm bắc

Sa sâm bắc
Hình ảnh: Sa sâm bắc

Sa sâm bắc có tên la tinh là Glehnia littoralis Fr. Schmidt.Ex.Miq

Cây thuộc họ nhà Apiaceae

Sa sâm còn có nhiều cái tên khác tùy thuộc vào từng nơi như: Bắc sa sâm, Hải sa sâm, hay Liên Sa sâm.

Cây Sa sâm bắc có thân hình khá nhỏ, cây dạng cây cỏ, có chiều cao trung bình khoảng 15 đến 36cm. Bao bọc quanh cây là lớp lông mịn mượt màu trắng. Rễ cây mọc thẳng xuống lòng đất, rễ cái thường nhỏ, đường kính rễ trung bình chỉ khoảng 0.7cm.

Cây Sa sâm bắc có lá mọc từ gốc, lá mọc sole nhau. Lá cây dạng lá kép 2 đến 3 lần , cuống lá dài có nhiều lông. Phiến lá dày, xanh bóng mướt mặt trên, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng cưa ở mép của phiến lá, răng của cũng không đều nhau hoàn toàn.

Hoa của Sa sâm bắc có màu trắng, bông hoa nhỏ, mọc thành cụm, các cụng hoa mọc thành tán kép khoảng trên 11 nhánh.

Xem thêm: Cây tràm sống ở đâu? Đặc điểm phân loại, công dụng và thực trạng hiện nay

Sa sâm nam

Sa sâm nam có tên la tinh là Launaea pinnatifida

Cây thuộc họ Asteraceae

Sa sâm nam
Hình ảnh: Sa sâm nam

Sa sâm là vị thảo dược rất thân thuộc với người dân Việt Nam. Cây có thân hình khó nhỏ, dạng thân cỏ, cao trung bình khoảng 20cm với các nhánh thân mọc bò ra xung quanh (một rễ có trung bình từ 2 đến 3 nhánh thân tỏa ra xung quanh). Rễ cây Sa sâm kha to, mọc cắm thẳng xuống đất, rễ cây mềm, dai, và có màu vàng rơm nhạt.

Lá cây Sa sâm mọc trực tiếp từ gốc ra, lá mọc xếp đều quanh gốc kiểu hoa thị. Lá dài ngắn không đồng đều, phiến lá có dạng xẻ lông chim, nhiều thùy và các thùy sẻ sâu vào trong có thể gần tới gân lá. Trên mép quanh phiến lá có xuất hiện vành răng cưa không đồng đều với nhau. Lá nhỏ dần lại khi dần về gốc, không có cuống lá rõ ràng.

Gân lá lộ rõ ràng ở mặt dưới của lá, mặt trên nhìn rất rõ gân lá giữa và có màu trắng xanh nhạt.

Hoa của cây Sa sâm cũng được mọc lên trực tiếp từ gốc, hoa khá nhỏ, cuống ngắn và có màu vàng tươi. Hoa có đài tạo thành ống khoảng 1 đến 2 cm.

Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ cây, rễ cây sẽ có nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào tuổi thọ của cây Sa sâm.

Sa sâm phân bố ở đâu?

Vì đặc điểm phân bố của Sa sâm mà chúng ta có 2 loại Sa sâm là sa sâm bắc và sa sâm nam. Vì thế sự phân bố của Sa sâm cũng rất đa dạng.

  • Sa sâm nam là loại Sa sâm mọc hoang dã khá nhiều tại nước ta. Nó có thể sống, phát triển rộng tại nhiều vùng ven biển hay trên các đảo lớn. Đặc biệt Sa sâm nam thường thấy tại các đảo từ Quảng Ninh đến tận Đồng Nai, trải dài trên cả nước.
Sa sâm phân bố ở đâu?
Sa sâm phát triển rộng tại nhiều vùng ven biển

Không những Việt Nam có Sa sâm nam mà chúng ta còn bắt gặp Sa sâm nam ở vùng ven biển của nhiều quốc gia khác. Đặc biệt có thể kể đến chính là Trung Quốc, Sa sâm nam sống và phát triển ở phía Nam ven biển Trung Quốc. Hay tại các nước như Ấn Độ, Ai Cập, và một số nước khác tại Châu Phi.

  • Sa sâm bắc lại khác, Sa sâm bắc chưa bao giờ được bắt gặp mọc dại tại bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam ta. Sa sâm bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau khi được đem trồng tại Việt Nam thì nó được trồng và chăm sóc tại vườn dược liệu tại Sapa của nước ta. Tại đây Sa sâm bắc sinh sôi và phát triển rất tốt, đem lại nguồn dược liệu quý cho nước ta.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian được trồng tại Việt Nam, có thể một phần do điều kiện khí hậu thay đổi, và cây Sa sâm bắc tại Việt Nam không được nghiên cứu chuyên sâu để nâng cấp điều kiện sống. Chính điều này đã làm Sa sâm bắc tại Việt Nam đã suy giảm số lượng dần dần và cuối cùng hiện tại là Sa sâm bắc không còn được trồng tại nước ta.

Đặc điểm dược liệu Sa sâm

Nhắc tới Sa sâm người ta sẽ nghĩ ngay tới một vị dược liệu có tính mát, vị ngọt thanh kết hợp đắng nhẹ. Dược liệu sa sâm là rễ cây sa sâm sau khi được thu hái về và chế biến.

Đặc điểm dược liệu Sa sâm
Dược liệu Sa sâm

Sau khi thu hái rễ cây Sa sâm, người ta đem rửa sạch sẽ, loại bỏ đất cát bám trên bề mặt rễ. Đem rễ Sa sâm đã được làm sạch đi hấp chín đều, và cuối cùng là đem rễ Sa sâm sau khi hấp chín ra làm nguội và phơi khô hoàn toàn. Khi phơi sẽ qua hai giai đoạn: một là phơi cho rễ Sa sâm khô ráo hoàn toàn; hai là đem rễ đã khô se xông diêm sinh khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, và tiếp tục mang ra phơi khô hoàn toàn để thu được dược liệu Sa sâm.

Dược liệu Sa sâm cứng, màu vàng nhạt hơi trắng, nếu có lớp vỏ ngoài thì sẽ có màu vàng nâu. Hình dáng của Sa sâm phình to ở đầu và thon dần về đuôi, các nhánh rễ con sẽ có màu đậm hơn phần rễ chính, và còn lưu lại các vết rễ con bị đứt.

Trên bề mặt Sa sâm sẽ có xuất hiện các rãnh nhỏ dọc theo chiều dài của rễ, các nếp nhăn và các vết đậm màu.

Tính chất của Sa sâm khá giòn, dễ dàng được bẻ gãy. Sau khi bạn bẻ gãy, hay cắt ngang dược liệu này ra, bạn sẽ thấy phần thịt bên trong rễ có màng vàng nhẹ, phần gỗ màu vàng đậm hơn và có mùi rất đặc trưng.

Thành phần hóa học

Sa sâm có thành phần hóa học đa dạng, dược liệu này chứa nhiều hoạt chất giúp cơ thể loại bỏ tổn thương ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Và dược liệu còn có sự khác nhau về thành phần hoạt chất giữa các loại Sa sâm khác nhau.

  • Sa sâm nam: trong thành phần hoạt chất của loại Sa sâm này phần lớn là alkaloid, các loại acid amin, tannin, steroid,… và nhiều hoạt chất khác.
  • Sa sâm bắc: chứa lượng hoạt chất đa dạng hơn Sa sâm nam. Sa sâm bắc chứa lượng lớn tinh dầu, các loại acid như triterpenoid, phenolic, acid béo, chứa alkaloid – carboline,… Ngoài ra quả của Sa sâm còn chứa các hoạt chất như dầu, phellopterin,…

Tác dụng dược lý của Sa sâm

Đối với các tác dụng dược lý cụ thể của Sa sâm còn khá ít. Cả Sa sâm bắc và sa sâm nam đều khá hạn chế về mặt nghiên cứu và chứng minh tính chất dược lý của dược liệu. Tuy nhiên, tác dụng của Sa sâm thì đã được kiểm chứng và được sử dụng rất phổ biến minh chứng cho tác dụng của nó.

Một điểm đặc biệt của Sa sâm bắc chính là khả năng ngăn ngừa, ức chế khả năng phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư. Vì thế mà Sa sâm bắc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư ác tính, đặc biệt là ung thư phổi.

Sa sâm có tác dụng gì?

Sa sâm có tác dụng gì?
Sa sâm là một loại dược liệu quý với nhiều tác dụng

Sa sâm được đánh giá có tác dụng gần giống nhau, tuy nhiên Sa sâm bắc có phần thiên về dưỡng âm, còn Sa sâm nam lại thiên về long đờm, trị ho hơn. Tác dụng cụ thể của sa sâm nói chung hay các loại Sa sâm nói riêng như sau:

Tác dụng của Sa sâm với sức khỏe

Sa sâm nam có tác dụng hiệu quả trị long đờm, ho khan ho có đờm, giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh, nâng cao thể trạng, trị các vấn đề về tiêu hóa. Không những rễ Sa sâm nam có tác dụng trị bệnh mà lá của nó cũng được dùng rất phổ biến. Lá Sa sâm nam được dùng một cách tự nhiên trong các bữa ăn nhưng lại có giá trị to lớn với sức khỏe, lợi sữa cho mẹ nuôi bé.

Bột Sa sâm được chế biến từ lá Sa sâm còn có thể được dùng pha ra để uống, như vậy sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Để uống ngon hơn và dễ dàng hơn bạn có thể pha cùng nước dừa tươi và để mát khi uống.

Sa sâm bắc có tác dụng tốt hơn, chiếm ưu thế cao hơn trong vấn đề dưỡng âm, trị ho, long đờm, tăng cường chức năng phế vị. Sa sâm bắc có thể điều trị hoàn toàn các chứng ho khan lâu ngày mà không điều trị khỏi được.

Tác dụng của Sa sâm với làm đẹp

Không chỉ rễ Sa sâm chữa bệnh, bột Sa sâm được chế biến từ lá Sa sâm nam cũng còn có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Bột Sa sâm giúp bạn có làn da căng mịn tràn đầy sức sống chỉ qua các thao tác đơn giản.

Bạn chỉ cần dùng bột Sa sâm, hoàn vào một chút nước cho ướt nhưng đặc, sau đấy dùng đắp mặt. Khi đắp mặt, hãy massage da mặt bạn một cách nhẹ nhàng, đều đặn để gia được thư giãn, hấp thu chất dinh dưỡng.

Cách sử dụng Sa sâm trong điều trị bệnh

Sa sâm trong điều trị lao phổi, giãn phế quản, và viêm phế quản mạn tính.

Chuẩn bị: Kết hợp các loại dược liệu với nhau theo liều lượng cụ thể như sau Sa sâm, dùng ngọc trúc, tang diệp,  cam thảo, biển đậu, thiên hoa (20 gam : 12 gam : 12 gam : 4 gam : 12 gam : 12 gam). Ấm để đun thuốc cùng với nước sạch.

Cách tiến hành: Sau khi chuẩn bị các vị dược liệu, sơ chế làm sạch sau đấy đem bỏ vào ấm cùng với nước sạch, đun lấy nước uống.

Cách sử dụng Sa sâm trong điều trị bệnh
Sa sâm được sử dụng chữa nhiều bệnh lý

Xem thêm: Tinh dầu gừng: Tác dụng và hướng dẫn cách làm tại nhà

Sa sâm trong điều trị vàng da và thiếu máu

Chuẩn bị: Kết hợp các vị dược liệu với nhau gồm Sa sâm, hồi hương, nhục quế, bột nghệ với hàm lượng khối lượng cụ thể như sau 12 gam : 4 gam : 4 gam : 12 gam. Và ấm sạch để đun thuốc cùng nước sạch.

Cách tiến hành: Sau khi chuẩn bị lượng dược liệu như đã yêu cầu, đem sơ chế, làm sạch dược liệu, sau đấy cho vào ấm cùng nước sạch đun lấy nước uống.

Sa sâm trong điều trị phế vị táo nhiệt gây khát, khô miệng, ho khan

Chuẩn bị: Kết hợp các vị dược liệu lại với nhau để đem lại kết quả tác dụng tốt nhất gồm Sa sâm, mạch môn, tang diệp, ngọc trúc, thiên hoa phấn, cam thảo với tỷ lệ hàm lượng cụ thể (12 gam : 12 gam : 12 gam : 12 gam : 12 gam : 4 gam). Ấm sạch để đun thuốc cùng với nước sạch

Cách tiến hành: Đầu tiên sơ chế, làm sạch các dược liệu đã chuẩn bị như trên. Sau đấy đem các dược liệu đã làm sạch cho vào ấm cùng nước sạch để đun lấy nước uống trong thời gian là 1 tháng.

Sa sâm trong điều trị mất tiếng, nâng cao chức năng của phổi

Chuẩn bị: Kết hợp các loại dược liệu với nhau gồm Sasâm, sinh địa, hoàng kỳ, ngưu bàng tử, huyền sâm, tri mẫu, xuyên bối mẫu với tỷ lệ hàm lượng (20 gam : 20 gam : 4 gam : 12 gam : 12 gam : 12 gam : 6 gam). Cùng với ấm để đun thuốc và nước sạch

Cách tiến hành: Đem các loại dược liệu đã chuẩn bị đi làm sạch, loại bỏ bụi bẩn. Sau đấy cho dược phẩm sạch vào ấm đã chuẩn bị, cho nước vào đun sôi, lấy nước uống.

Sa sâm trong điều trị sốt cao, mạch nhanh, khó thở

Chuẩn bị: Kết hợp các loại dược liệu sau Sa sâm, lá tía tô, gừng nướng, cửu lý hương, chè mạn, 1 quản chanh non với tỷ lệ về khối lượng (15 gam : 10 gam : 5 lát : 4 gam). Ấm dùng để đun nước thuốc, nước sạch.

Cách tiến hành: Sơ chế dược liệu đã chuẩn bị sẵn sau đấy đem bỏ vào ấm, cho nước vào và đun lấy nước uống. Uống thuốc đều đặn và liên tục 2 lần trong một ngày.

Sa sâm điều trị ho có đờm, tức ngực, viêm phổi

Chuẩn bị: Các laoij dược liệu Sa sâm, sinh địa, ngọc trúc, mạch môn với khối lượng lần lượt tương ứng là 16 gam : 20 gam : 12 gam : 12 gam. Cùng với các dụng cụ cần thiết như ấm, nước sạch.

Cách tiến hành: Làm sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, laoij bỏ bụi bẩn. Cho các dược liệu vào ấm cùng nước và đun sôi lấy nước uống.

Sa sâm điều trị ho có đờm, tức ngực, viêm phổi
Sa sâm làm đẹp da và điều trị ho

Sa sâm trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, ợ chua

Chuẩn bị: Các dược liệu bao gồm Sa sâm 12 gam, sinh địa 20 gam, câu kỳ tử 24 gam, mạch môn 12 gam, xuyên luyện tử 6 gam, đương quy 12 gam, ấm đun và nước sạch.

Cách tiến hành: Làm sạch các vị dược liệu sau khi mua về, cho vào ấm và đun cùng nước tới sôi. Lấy nước thuốc để uống, uống liên tục đều đặn.

Sa sâm trong điều trị thổ huyết, phổi yếu, khó thở

Để điều trị các vấn đề sức khỏe này cần 20 gam Sa sâm kết hợp cùng 20 gam mạch môn để đun thuốc uống.

Sau khi chuẩn bị dược liệu với khối lượng như yêu cầu, cho dược liệu vào ấm cùng nước để đun lấy nước uống.

Sa sâm trị ho sốt đơn thuần

Chuẩn bị: Chỉ cần chuẩn bị chút đường phèn và Sa sâm với khối lượng tương ứng là 15 gam : 25 gam. Một cái nồi nhỏ, chút nước sạch.

Cách tiến hành: Sau khi sơ chế làm sạch Sa sâm, cho Sa sâm cà đường phèn vào nồi cùng chút nước, đun với lửa nhỏ để hạn chế cạn, cháy. sau khoảng 10 phút đem ra uống.

Sa sâm trong điều trị đau nhức răng bởi nhiều lý do

Sa sâm trong điều trị đau nhức răng
Dùng cả hai loại Sa sâm chữa đau nhức răng

Chuẩn bị: Chuẩn bị Sa sâm và trứng gà đảm bảo chất lượng, chưa hư hỏng với khối lượng tương ứng là 3 quả trứng : 60 gấm sâm. Nồi nấu canh, nước cùng các gia vị cần thiết theo sở thích.

Cách tiến hành: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi làm sạch. Dùng các nguyên liệu đã làm sạch chế biến món canh trứng Sa sâm cho gia vị sao cho vừa miệng để dùng, ăn món canh này cho tới khi khỏi đau nhức răng.

Sa sâm trong điều tình trạng ít sữa của sản phụ

Chuẩn bị: Chuẩn bị Sa sâm cùng với thịt nạc tươi ngon với khối lượng tương ứng là 12 gam : 100 gam. Nồi hầm, nước, muối và các gia vị cần thiết khác theo nhu cầu.

Cách tiến hành: Sơ chế làm sạch thịt và Sa sâm, thái thịt thành các miếng vừa phải. Cho thịt và Sa sâm, nước vào nồi ninh nhừ cùng chút gia vị để cho vừa ăn.

Các bài thuốc kinh nghiệm của Sa sâm

Ngoài các cách dùng của Sa sâm ở trên chính là các bài thuốc cụ thể điều trị các bệnh khác nhau của cơ thể. Các thầy thuốc cũng có các bài thuốc được rút ra từ kinh nghiệm hành nghề của mình về Sa sâm như

Sa sâm trong điều trị ngứa da

Để điều trị ngứa da bằng Sa sâm các bạn cần kết hợp Sa sâm với mạch môn và ngọc trúc. Các vị dược liệu này sẽ bổ trợ cho nhau, từ đấy điều trị dứt điểm tình trạng ngứa da của bạn.

Sa sâm trị các bệnh viêm nhiễm ở giai đoạn hồi phục

Khi điều trị các bệnh viêm nhiễm ở giai đoạn hồi phục của cơ thể việc nâng cao thể trạng là điều rất cần thiết. Để Sa sâm có thể điều trị vấn đề này cần kết hợp Sa sâm cùng mạch môn và sinh địa cùng một số dược liệu khác là ngọc trúc và đường phèn để sắc thuốc uống.

Với tên bài thuốc là Ích vị thang chính là liệu pháp điều trị hữu hiệu cho bênh, an toàn mà hiệu quả.

Các bài thuốc kinh nghiệm của Sa sâm
Sa sâm – Vị thuốc trong những bài thuốc kinh nghiệm hiệu quả

Xem thêm: Tác dụng của nước vối là gì? Để qua đêm có uống được không?

Chống chỉ định

Sa sâm tốt nhưng vị dược liệu này cần lưu ý chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Những đối tượng đang mắc hội chứng hư hàn tuyệt đối không được sử dụng Sa sâm.
  • Những đối tượng đang sử dụng lê lô không được dùng Sa sâm vì hai vị dược liệu này tương tác với nhau.

Lưu ý khi dùng Sa sâm

Khi dùng Sa sâm cũng như bảo quản Sa sâm để dược liệu có thể giữ được tác dụng tối đa, phát huy hết tác dụng khi bạn dùng cũng như an toàn tuyệt đối cho người dùng thì bạn nên cân nhắc các lưu ý sau:

  • Bảo quản Sa sâm ở nơi khô thoáng, hạn chế nơi ẩm thấm để Sa sâm không bị mốc. Sa sâm cần được sấy diêm sinh rồi mới cất giữ thì sẽ giữ được chất lượng cũng như bảo quản được lâu nhất.
  • Khi dùng Sa sâm bạn không được dùng lê lô, vì Sa sâm và lê lô gây ảnh hưởng tới nhau, giảm tác dụng của Sa sâm, gây hại cho cơ thể.
  • Các đối tượng có mắc bệnh viêm gan C nên cân nhắc khi dùng Sa sâm. Vì Sa sâm có thể gây xuất hiện các cơn đau tức tại vùng hạ sườn phải, gây khó chịu cho người dùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây