Thực vật tự nhiên là nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá đối với con người, chúng được sử dụng trong các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế và nhiều mục đích khác phục vụ cho đời sống của con người. Một trong những loại cây có rất nhiều công dụng là Cây Tràm, tuy nhiên đặc điểm của loại cây này không phải ai cũng biết đến. Bài viết này, https://nhipcausuckhoe.org.vn/ xin được cung cấp cho quý độc giả những thông tin về Cây Tràm.
Contents
Cây Tràm là cây gì?
Cây Tràm thường được gọi trong dân gian là cây chè đồng, cây khuynh diệp hay bạch thiên tầng. Theo tài liệu cây tràm, loài cây này thuộc chi Tràm (tên khoa học là Melaleuca), nằm trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Tên cây tràm Tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, cây tràm mang tên Melaleuca. Những tên gọi này không còn xa lạ trong các bài thuốc y học cổ truyền, vì thế khi bạn gặp một trong những tên khác ở trên, thì bạn cũng có thể xác định được nó là cây Tràm.
Tràm là cây gỗ được trồng rất phổ biến trong lâm nghiệp, trung bình các cây gỗ cao khoảng 10m. Có thể gặp những cây Tràm cao tận 20 đến khoảng 25m khi chúng được trồng lâu năm và ở điều kiện nuôi trồng tốt. Nếu Tràm được trồng ở những vùng đất thiếu dinh dưỡng hoặc nơi có khí hậu không thuận lợi thì nó sẽ phát triển rất kém, có khi chỉ cao tầm 0,5 đến 2m mà thôi, nhìn qua thì không khác gì các loài cây bụi.
Thân cây Tràm trồng ở vùng núi thì thân cây không thẳng, vỏ thân màu trắng và có thể bóc ra từng lớp. Các nhánh mọc ra từ thân thường không đều nhau. Lá cây Tràm mọc đơn so le, lá có phiến dày hình mác hoặc hình trái xoan hẹp, gân lá hình cung, đầu lá thường nhọn lại hoặc hơi tù. Mỗi lá có thể dài từ 4 đến 8cm và rộng từ 10 đến 20cm. Lúc lá Tràm còn non thì trên mặt lá sẽ phủ lớp lông trắng bạc rất mềm, còn khi lá đã trưởng thành thì các lớp lông sẽ biến mất và tạo ra một lớp nền nhẵn, lá có cuống ngắn.
Để có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng trong lòng đất cũng như giúp cây Tràm bám sâu và đứng vững, không dễ dàng bị gió mưa quật đổ, hệ rễ của chúng phát triển rất mạnh mẽ, vươn ra rộng và cắm sâu trong lòng đất. Hoa Tràm nhỏ có màu vàng ngà, mọc ở đầu cành thành những bông, trông vô cùng đẹp mắt, bởi vậy người ta đã sử dụng hình ảnh hoa tràm để gắn với nhiều đề tài tình yêu và thiên nhiên. Khi hoa tàn thì cũng là lúc quả Tràm được hình thành. Quả của cây Tràm là dạng quả nang tròn, bên trong có chứa nhiều hạt. Khi chín, quả nứt ra làm ba mảnh, rơi ra những hạt hình trứng.
Cây Tràm sống ở đâu?
Cây Tràm phân bố ở đầm lầy và nhiều khu vực đồi núi của Đông Nam Á như các nước Philipines, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Indonesia,… Ở Việt Nam, Tràm có tới hơn 10 loại khác nhau mọc ở cả 2 miền đất nước, nhất là ở các tỉnh Quảng Bình, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An,… Tổng diện tích ước tính của rừng tràm tự nhiên tại các tỉnh miền Nam rơi vào khoảng 120.000 ha, phải nói đây là một diện tích đáng kể. Ngoài các rừng tràm thì cũng có nhiều cây tràm mọc rải rác thường được quy hoạch trồng trọt.
Ở khu vực đồi núi, địa hình cao và đất đai khô cằn điều kiện dinh dưỡng kém thì loài tràm phát triển được là Tràm đồi. Tuy nhiên cây chỉ cao được khoảng 3m. Loài tràm này thường sinh trưởng tốt hơn ở những vùng núi thấp, nhiều ánh sáng hay đất feralit ví dụ như các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Nghệ An,… Có đặc điểm ngược lại với Tràm đồi là Tràm nước, loài tràm này chỉ sống ở những vùng nước nhiễm mặn, đất có độ chua pH khoảng 3,5 đến 5,5, đất phù sa mặn. Loài này thường cao hơn Tràm đồi và phân bố ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau,…
Đặc điểm sinh thái
Hệ sinh thái của Tràm tương đối rộng rãi, trong đó các rừng tràm nguyên sinh thường tập trung mạnh ở các khu vực có đất phù sa, đầm lầy ven biển, cồn cát hoặc các vùng cửa sông của khu vực nhiệt đới.
Điều kiện để Tràm sinh trưởng và phát triển tốt nhất là nhiệt độ 31 đến 33 độ C. Tràm có thể chịu lạnh ở mức 17 độ C nhưng khi nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ này thì cây có thể chết do các chức năng của nó bị ngưng lại.
Tràm sẽ phát triển rất tốt trong điều kiện nhiều ánh sáng. Đặc điểm này dẫn đến việc khi sống gần nhau thì Tràm sẽ mọc ra những tán lá thưa và mỏng để dễ dàng thu được nhiều ánh sáng nhất. Tràm tái sinh được là nhờ vào bộ rễ của nó có đủ mạnh hay không và khả năng phát tán hạt của nó.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của loài cây này khá nhanh. Mùa hoa vào tầm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, mùa quả chín sẽ sau đó khoảng 4 đến 6 tháng.
Trồng trọt và khai thác Cây Tràm
Tràm chủ yếu được người dân trồng bằng hạt. Loài cây này có sức sống rất tốt và khả năng tái sinh cao. Trên thực tế, khi rừng tràm bị cháy thì khả năng lên chồi mới của cây là khoảng 95 đến 100%. Tràm được khai thác quanh năm không theo mùa cố định nào cả. Người ta chủ yếu khai thác tràm để sản xuất tinh dầu tràm. Tuy nhiên vào mùa mưa, việc lấy tinh dầu sẽ không thuận lợi do cây hút nhiều nước nên độ đặc sẽ giảm đi, làm cho hàm lượng tinh dầu sẽ ít hơn nhiều so với khi khai thác vào mùa khô.
Theo kết quả thống kê trên thực tế, Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất tinh dầu tràm nhiều nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, tinh dầu tràm được chiết chủ yếu từ những rừng tràm nguyên sinh. Thường sử dụng những cây tràm có độ tuổi khoảng 5 đến 6 tuổi. Hằng năm, người ta thường sẽ khai thác tràm vào tháng 3 và tháng 9. Thời gian này lượng mưa không quá nhiều do vậy có thể đảm bảo được chất lượng của tinh dầu thu được.
Quá trình sản xuất tinh dầu tràm được khởi đầu bằng việc thu hái cành non và lá của cây. Nồng độ 1,8-cineol được dùng để đánh giá chất lượng của tinh dầu tràm đã chiết xuất được. Nồng độ này càng cao thì tinh dầu có chất lượng càng tốt.
Lá cây Tràm
Đây là bộ phận chính của cây dùng làm nguyên liệu để chiết tinh dầu. Các thành phần của lá tràm chủ yếu giống nhau, nhưng bên cạnh đó mỗi loại lại có những chất đặc trưng riêng biệt.
Đối với loài tràm đồi, lượng tinh dầu trong lá của chúng là khoảng 0,5 đến 0,8%, thành phần chính trong lá là 1,8-cineol chiếm hơn 70% các chất. Ngoài ra trong lá cây tràm còn chứa các thành phần khác như limonen, alpha-terpineol, linalool, alpha-pinen và nhiều hợp chất khác.
Với loài tràm nước, lượng tinh dầu của nó thấp hơn tràm đồi, rơi vào khoảng 0,3 đến 0,5%, tuy nhiên lượng 1,8-cineol lại giống cây tràm đồi. Tràm nước còn khác với tràm đồi ở hàm lượng của các thành phần khác trong lá cây.
Mặc dù khác nhau về hàm lượng hoạt chất bên trong những lá của các loài tràm này có cấu tạo tương đối giống nhau. Theo nghiên cứu, bề mặt của lá tràm được phủ một lớp khá dày cutin, mặt trên và dưới của lá đều chứa nhiều lỗ khí khổng. Bao bọc ngoài bó libe và một vòng ngoại bì và một vòng ngoại bì. Số hàng tế bào mô giậu của lá khoảng 1 đến 2 hàng. Tinh dầu của lá được chiết ra chủ yếu từ các tế bào mô mềm.
Xem thêm: Tinh dầu cam ngọt: Cách sử dụng, tác dụng và cách làm tại nhà nhanh nhất
Phân loại Tràm
Tràm được phân bố ở Việt Nam với nhiều loài khác nhau, lượng tinh dầu chiết được từ mỗi loài cũng sẽ khác nhau. Một vài loại tràm cơ bản và hay gặp nhất như sau:
Cây Tràm cừ (Cây Tràm nước)
Giống như tên gọi của nó, loài tràm này phân bố chính ở các vùng ngập mặn, khu vực ven sông, nơi nhiều phù sa,… Với đặc điểm như vậy, nó sinh trưởng ở nhiều tỉnh thành phía nam của Việt Nam như Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An,… Người ta dùng loài cây này với mục đích để bảo vệ đất, ngăn ngừa tình trạng nước bào mòn đất nhờ khả năng cắm rễ rất sâu của loài cây này. Ngoài ra, thân loài tràm này còn được dùng để làm nguyên liệu phục vụ xây dựng và đưa vào các công trình thủy lợi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc chiết tinh dầu từ lá tràm cừ.
Điều kiện để chiết được tinh dầu từ loài tràm này là cây phải có độ tuổi từ 3 đến 4 năm và sinh trưởng ở vùng đất mặn có độ pH khoảng 3,5 đến 6. Loài tràm cừ này có thân tương đối thẳng và bền, lá đan so le với nhau dài khoảng 1cm, màu xanh. Tràm nước có nhiều hạt, hạt của nó nhỏ và nhẹ nên dễ dàng phát tán đi nhiều nơi, do đó khả năng phát tán của nó thường mạnh hơn các loại hạt khác.
Tràm nước được phát triển rất mạnh ở các vùng ngập mặn, mà đứng đầu là rừng U Minh. Các cây tràm ở đây có thể sống rất lâu, gần như các cây đại cổ thụ.
Cây Tràm trà (Tràm Úc)
Cây tràm nước ngọt này có xuất xứ từ Úc, có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Cây thân gỗ cao tới 30m. Lá của nó có hình mũi mác dài khoảng 1 đến 25cm tùy theo kích thước của thân cây. Vào mùa hoa, các cụm hoa sẽ mọc dọc theo thân chính. Quả của cây tràm trà cũng có nhiều hạt nhỏ và dạng quả nang. Loài tràm này phát triển mạnh mẽ ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và độ ẩm của đất cao.
Người ta sản xuất tinh dầu từ Tràm trà để điều trị ho, cảm lạnh, đau bụng lạnh. Ngoài ra tinh dầu tràm trà còn dùng để tạo hương thơm trong kem đánh răng hoặc mỹ phẩm.
Cây Tràm gió
Đây là loài cây có thân gỗ cao, trong điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, nó có thể cao tới 35m. Loài tràm này đặc biệt ở chỗ, khi còn nhỏ, thân cây được phủ bởi một lớp vỏ bòng mượt, và khi lớn dần lên thì lớp vỏ này sẽ dần biến mất, thay vào đó là lớp vỏ sần sùi và chắc khỏe hơn. Lá cây xếp xen kẽ nhau, phiến là dài từ 30 đến 130mm và rộng khoảng 7 đến 60mm. Cây ra hoa màu trắng hoặc màu xanh lục. Mỗi năm, hoa nở vào tháng 2 đến tháng 12. Hoa cây Tràm gió được mọc thành chùm trụ dài, mỗi chùm khoảng 3 bông hoa. Quả tràm mọc dọc theo cành cây.
Ngoài công dụng cung cấp gỗ cho xây dựng thì cây dầu tràm cũng được dùng để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu này được dùng để tạo hương thơm cho nhiều loại mỹ phẩm, các bánh xà phòng. Nó cũng được sử dụng để làm đẹp, chữa bệnh hô hấp như ho, đau họng, giúp tạo hương xua đuổi côn trùng như muỗi.
Cây Tràm bông đỏ (Cây Tràm liễu)
Loại tràm này cùng họ với tràm trà, có nguồn gốc từ Úc. So với các loài tràm khác thì cây tràm liễu nhỏ hơn, chiều cao khoảng 5m. Tán lá của cây thường rủ xuống phía dưới giống như cây liễu. Khi còn non, lá của tràm liễu có màu tươi, và sậm dần khi trưởng thành. Hoa của loài tràm này có màu đỏ trông vô cùng rực rỡ và có hương thơm ngào ngạt vô cùng đặc trưng, và nó cũng đem lại mùi hương tinh dầu đặc biệt của loài tràm này. Hoa cũng rủ xuống phía dưới theo tán lá.
Tràm bông đỏ nở hoa quanh năm, vì vẻ đẹp và mùi thơm của hoa mà người ta thường sử dụng cây này để làm cảnh, tạo vẻ đẹp cho cảnh quan.
Cây Tràm bông vàng (Cây keo lá tràm)
Đây là loài cây thân gỗ có thể cao đến 30m nếu điều kiện phát triển thuận lợi, cành lá xum xuê. Loài tràm này có thể chịu được nhiệt độ cao, chúng có thể sống tập trung thành một quần thể dày. Vỏ cây có màu nâu xám. Lá cây tiêu biến để phù hợp với điều kiện khí hậu khô nóng, do vậy loài cây này quang hợp qua lá giả. Hoa tràm bông vàng hình đuôi sóc, có màu vàng. Quả cây Tràm này rất đặc biệt, chúng mang hình dạng đậu xoắn, bên trong chứa hạt màu đen.
Người ta trồng loài cây này ở vùng núi, vừa để lấy nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, vừa để phòng chống sạt lở, xói mòn đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Cây tràm bông vàng còn được dùng để cố định bờ đê, ven sông để ngăn chặn lũ lụt.
Xem thêm: Tinh dầu hoa nhài dùng trong thực phẩm có tốt không?
Cây Tràm đất (Cây Tràm bầu)
Đây là loài tràm rất hiếm, dân gian thường gọi là cây trắc trung. Người ta tìm thấy nó ở khu vực ven biển Phú Yên, Khánh Hòa. Tràm đất có đặc điểm là thân thấp, vỏ màu xám, trên thân cây mọc lên những gai. Lá cây cuốn mảnh. Hoa tràm đất nở hàng năm vào tháng 7 đến tháng 9. Gỗ của tràm đất có khả năng ngăn ngừa sự phá hủy của mối mọt và rất bền nên rất quý, thường được dùng làm đồ mỹ nghệ.
Công dụng
Cây Tràm mang lại rất nhiều giá trị cho đời sống của con người. Công dụng đầu tiên phải kể đến là nguồn gỗ dồi dào mà tràm đem lại. Gỗ tràm được dùng trong công nghệ sản xuất giấy, là nguyên liệu cho các công trình xây dựng, sản xuất đồ mỹ nghệ, ngoài ra nó còn dùng để đóng tàu bè và nhiều công dụng khác nữa.
Lá của cây tràm được dùng để chữa bệnh, có mặt nhiều ở trong các bài thuốc đông y. Công dụng phổ biến và quan trọng nhất mà lá tràm đem lại là cung cấp nguồn tinh dầu tràm mang lại rất nhiều tác dụng. Tinh dầu tràm có giá trị sử dụng rất lớn, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, một số công dụng có thể kể đến như sau:
- Nuôi dưỡng tóc: Tinh dầu tràm kết hợp với dầu dừa hoặc gel lô hội có thể làm sạch gàu, loại bỏ bã nhờn trên da đầu, mang lại tác dụng rất tốt với những vùng da đầu có tổn thương, ngoài ra nó cũng giúp loại bỏ chấy.
- Trị mụn và làm đẹp da mặt: Hoạt chất benzoyl peroxide trong tinh dầu tràm có khả năng làm giảm sự phát triển của mụn đồng thời lành tính, ít gây kích ứng da. Ngoài ra, chất alpha-terpineol trong đó có khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của mụn, giúp da mặt mềm mịn và sáng hồng hơn.
- Có khả năng khử mùi và làm sạch cơ thể: Có thể pha tinh dầu tràm với nước để ngâm cơ thể, tinh dầu tràm không chỉ làm sạch cơ thể mà mùi hương của nó đem lại có thể ngăn ngừa mùi khó chịu, làm thơm cơ thể.
Hơn thế nữa, tinh dầu tràm còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế và sức khỏe:
- Giúp giữ ấm cơ thể, chữa ho, điều trị cảm lạnh, đau bụng lạnh. Có thể tắm với tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể hoặc xông bằng tinh dầu tràm giúp thông mũi, chữa cảm lạnh. Tinh dầu tràm hiệu quả và an toàn nên có thể dùng được cả cho trẻ nhỏ. Đây được coi như một sản phẩm đầu tay để bố mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho con mình khi trời lạnh.
- Giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tăng sức chịu đựng của cơ thể.
- Có khả năng xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa muỗi cắn, phòng được các bệnh truyền nhiễm do côn trùng như sốt rét, sốt xuất huyết,…
- Các chất có trong tinh dầu tràm có khả năng làm nóng cơ thể, giúp giãn nở lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi hỗ trợ các trường hợp sốt, cảm lạnh.
- Tinh dầu tràm còn được dùng để giảm đau, giảm đau cơ do chuột rút, chống sự phát triển của nấm mốc.
Tham khảo: [TỔNG HỢP] Tất cả công dụng của dầu mù u
Giá cây Tràm là bao nhiêu?
Ngàng xây dựng phát triển mạnh trong những năm gần đây, vì thế mà nguyên vật liệu cung cấp cũng có mức giá tăng theo. Cừ tràm đang là một mặt hàng phổ biến, quan trọng trong ngành xây dựng.
Có rất nhiều công ty phân phối, cung cấp mặt hàng này.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm online được các địa chỉ cung cấp cừ tràm với giá công khai.
Thực trạng và giải pháp
Ngày nay, diện tích rừng trên cả nước ngày càng bị thu hẹp, trong đó có cả rừng tràm do việc khai thác và sử dụng không hợp lý, nhu cầu nhiều nhưng việc canh tác và trồng trọt lại không đủ để đáp ứng. Điều này có thể gây ra hậu quả là đất bị giảm khả năng được bảo vệ, dễ bị xói mòn, sạt lở, lượng tinh dầu tràm ngày càng hạn chế, đắt đỏ, nguồn gỗ để cung cấp cho các ngành sản xuất, công nghiệp cũng giảm đi rất nhiều.
Để có thể bảo vệ được rừng tràm cũng như các rừng cây khác, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng, khai thác và trồng trọt hợp lý, có kế hoạch, tăng cường trồng trọt, phủ xanh đất trống đồi trọc.