Tinh dầu gừng là gì?
Hình ảnh: Tinh dầu gừng

Đối với đa số người dân Việt Nam, gừng là loại thực phẩm rất quen thuộc và được dùng làm gia vị nhiều trong các bữa ăn hằng ngày. Trong y học cổ truyền, gừng có vai trò nhất định bởi những tác dụng vô cùng hiệu quả của nó đối với sức khỏe con người. Hiện nay, các sản phẩm từ gừng ngày càng đa dạng và đã được rất nhiều người tin dùng, trong đó có tinh dầu gừng.

Tuy tinh dầu gừng là một sản phẩm còn khá mới mẻ trên thị trường nhưng với sứ mệnh của nó, tinh dầu gừng đã chạm đến trái tim của rất nhiều người tiêu dùng. Tại sao vậy? Cùng Nhịp cầu sức khoẻ tìm hiểu về sản phẩm này nhé: Tinh dầu gừng là gì? Cách làm tinh dầu gừng? Tác dụng của tinh dầu dừng?…

Contents

Thông tin về cây gừng

Gừng thuộc họ Gừng-tên khoa học là Zingiberaceae. Gừng là cây thân thảo và có rất nhiều hình dạng.

Thân cây có chiều cao lên đến 1,5m và có thân ngầm dưới lòng đất.

Rễ gừng phân nhánh, xòe ra trên cùng một mặt phẳng, mỗi rễ có chiều dài khoảng 3-7cm. Rễ hút nước và muối từ lòng đất, một phần để nuôi cây còn một phần để phình to và tạo thành củ gừng.

Bề mặt vỏ củ gừng có các đốt tròn và nhiều vết nhăn dọc. Bên trong củ có màu vàng, có mùi thơm và vị cay nóng đặc trưng.

Lá gừng mọc so le, không có cuống, phiến lá hình dải, khá cứng và có mùi thơm.

Hoa gừng có hình dáng rất đặc trưng, cán hoa dài bằng một gang tay. Tràng hoa màu vàng xanh, gần đều. Nhị hoa gừng có màu tím. Sau khi kết thúc chu kỳ hoa, hoa sẽ tàn và đến chu kỳ quả gừng.

Thông tin về cây gừng
Hình ảnh: Củ gừng

Tinh dầu gừng

Gừng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với các tác dụng như lợi tiểu, nhuận tràng, chống nôn ói…và được nhiều người dân Việt dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học còn chứng minh được rằng gừng có giá trị rất lớn trong thẩm mỹ.

Với rất nhiều công dụng đó, gừng phải đến được tay nhiều người dân hơn. Với suy nghĩ đó, sản phẩm tinh dầu gừng ra đời.

Tinh dầu gừng được điều chế bằng phương pháp chưng cất hơi nước các thành phần của củ gừng tươi. Do đó, tinh dầu gừng vẫn giữ được nguyên giá trị của củ gừng nguyên chất.

Thành phần tinh dầu gừng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tinh dầu gừng có chứa a-zingiberene, b-sesquiphellandrene, a-camphen, các phenol (zingiberol, cineol, linalol, borneol, geraniol, citral), zingiberen… Theo đó, có đến 115 chất hóa học có trong tinh dầu gừng nên tinh dầu gừng có rất nhiều công dụng khác nhau.

Thành phần tinh dầu gừng
Hình ảnh: Công thức hoá học a-zingiberene

Cách chế biến tinh dầu gừng

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà

Chuẩn bị

  • 200g gừng tươi
  • 100ml dầu dừa hoặc dầu ăn
  • 1 cái chảo với lòng chảo sâu.

Bước 1: Chọn lựa gừng

Đây là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng đối với chất lượng của tinh dầu. Để thu được sản phẩm hoàn hảo nhất, bạn cần chọn củ gừng tươi (lúc vừa mới đào từ dưới đất lên), không nên chọn củ gừng già hay quá héo.

Bước 2: Vệ sinh sẽ củ gừng, cạo vỏ rồi vắt lấy nước

Khi đã hoàn thành xong bước 1, bạn rửa gừng bằng nước sạch rồi dùng dao cạo đi lớp vỏ bên ngoài. Dùng cối giã nhuyễn gừng rồi vắt lấy nước. Vắt kỹ nhất có thể nhé, để thu được sản phẩm với hiệu suất cao nhất.

Bước 3: Cho chảo lên bếp cùng dầu ăn (hoặc dầu dừa), chờ dầu sôi rồi cho nước gừng vừa vắt vào.

Lưu ý trong bước này là bạn cần cho lượng dầu ăn (hoặc dầu dừa) gấp 3 lần lượng nước gừng. Sau khi đun sôi dầu lần 1, bạn tiếp tục cho thêm nước gừng vào và đun nhỏ lửa.

Bước 4: Sau khi đun sôi xong, để nguội và ta thu được tinh dầu gừng

Sau khi cho chảo ra khỏi bếp, để một thời gian cho hỗn hợp nguội và ta đã thu được tinh dầu gừng. Để tinh dầu vào lọ kín và ta bắt đầu thưởng thức thôi nào.

Có một lưu ý nhỏ là ta có thể chọn nhiều loại dầu khác nhau như: dầu ăn, dầu dừa hay dầu cám gạo… Khi bảo quản tinh dầu gừng, bạn nên để tinh dầu trong lọ kín và ở nơi thoáng mát nhé.

Xem thêm: Tinh dầu cà phê: Tác dụng, hướng dẫn cách làm tại nhà đơn giản nhất

Cách chiết xuất tinh dầu gừng bằng phương pháp chưng cất

Chiết xuất tinh dầu gừng bằng phương pháp chưng cất có các bước sau:

Bước 1: Làm sạch gừng tươi. Cạo vỏ, sau đó chó vào nồi rồi đổ ngập dầu (dầu có thể là dầu ăn hoặc dầu dừa…). Đun hỗn hợp trong nồi một thời gian.

Bước 2: Sau khi đun một thời gian, cho nhỏ lửa nhỏ nhất có thể lại và ủ nồi trong khoảng một ngày.

Bước 3: Trong thời gian ủ đó, liên tục theo dõi nồi để đảm bảo gừng trong nồi không bị hỏng, nước trong nồi không qúa cạn…

Bước 4: Sau khi xong giai đoạn ủ, đổ hỗn hợp trong nồi vào miếng vải sạch và thu được hỗn hợp lọc lần 1. Lọc nhiều lần đến khi thu được hỗn hợp tinh khiết nhất có thể.

Bước 5: Cho hỗn hợp thu được vào một lọ kín và ta thu được tinh dầu gừng.

Các sản phẩm từ tinh dầu gừng và chế biến tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng Thái Dương

Tinh dầu gừng Thái Dương
Hình ảnh: Tinh dầu gừng Thái Dương

Tinh dầu gừng Trí Đức cho bé

Các sản phẩm từ tinh dầu gừng và chế biến tinh dầu gừng
Hình ảnh: Tinh dầu gừng trí đức

Máy ép tinh dầu gừng

Máy ép tinh dầu gừng
Hình ảnh: Máy ép tinh dầu gừng

Tác dụng của tinh dầu gừng

Hỗ trợ tiêu hóa và điều trị dạ dày

Nhờ thành phần có chứa gastroprotective, nên tinh dầu gừng có khả năng bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời , tinh dầu gừng còn đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ co thắt dạ dày.

Theo các nhà khoa học, tinh dầu gừng còn hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Sản phẩm thường được dùng trong các trường hợp như đau bụng, khó tiêu…

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ngày nay, đồ ăn chiên, rán trở nên rất đỗi quen thuộc với mọi người. Do lạm dụng quá mức nên ở một số quốc gia, béo phì đang là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nguyên nhân chính đến từ thói quen ăn đồ ăn chiên của nhiều người. Điều này đã gây hại cho tim mạch. Nhờ thành phần đặc biệt của mình, tinh dầu gừng có tác dụng ngăn ngừa quá trình đông máu, chuyển hóa lipid và làm giảm nồng độ Cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ béo phì và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Chống oxy hóa

Do thành phần có chứa gingerol và zerumbone nên tinh dầu gừng có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa, ung thư, giảm trí nhớ…Trong y học cổ truyền, gừng còn là bài thuốc hiệu quả trong việc hỗ trợ quá trình điều trị ung thư da, thận, phổi.

Kích thích ham muốn tình dục

Tinh dầu gừng có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển máu. Từ đó, ham muốn tình dục đến một cách tự nhiên. Đối với phái mạnh, tinh dầu gừng là một sự lựa chọn hoàn hảo trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng: rối loạn cương dương, bất lực và duy trì trạng thái cương cứng của cậu nhỏ trong quá trình quan hệ với nàng.

Giảm lo âu

Trong thời đại hiện nay, học tập hay công việc làm rất nhiều người thường xuyên rơi vào cảm giác chán nản, mệt mỏi và có thể dẫn đến trầm cảm. Gừng là loại thực phẩm có tính ấm, chính vì điều này tinh dầu gừng đem đến cảm giác thư, dễ chịu cho người sử dụng. Trong xã hội ấn Độ, tinh dầu gừng được người dân sử dụng trong các trường hợp như lo âu, sợ hãi hay thiếu tự tin…

Xem thêm: Tinh dầu hoa hồng có công dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả

Cải thiện chức năng của gan

Đối với đa số cánh mày râu, uống rượu bia là điều rất khó tránh khỏi. Nhưng bạn có biết rằng, mỗi cốc bia bạn uống vào là bạn đã mang vào trong cơ thể một tác nhân gây hại cho gan. Thực tế ngày nay, số bệnh nhân có các vấn đề về gan ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hóa, mà vấn đề chính từ thói quen uống rượu bia của chúng ta.

Hepatoprotective – một thành phần chứa trong tinh dầu gừng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ do bia, rượu. Từ đó, ngăn ngừa khả năng xơ gan, ung thư gan.

Giảm viêm nhiễm

Theo các nhà khoa học, Zingibain – một thành phần có trong tinh dầu gừng có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Với tinh dầu gừng, các tình trạng như viêm khớp, đau nửa đầu… sẽ giảm đi nhanh chóng.

Hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp

Do có tính nóng nên tinh dầu gừng có khả năng làm tan các chất nhầy trong cơ thể như nước mũi… và đào thải chúng ra ngoài. Trong dân gian, gừng thường xuyên được sử dụng trong các vấn đề như ho, hen suyễn, viêm phế quản và khó thở. Chính vì vậy, tinh dầu gừng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Tinh dầu gừng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp
Tinh dầu gừng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp

Chống nhiễm trùng

Với thành phần đặc biệt của mình nên tinh dầu gừng có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Do đó, sản phẩm được sử dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây nên. Bên cạnh đó, từ thời xưa, gừng được cha ông ta  dùng trong việc điều trị và chống bệnh sốt rét hay các triệu chứng như sốt, nôn mửa, nhức đầu.

Giảm đau cơ bắp và đau kinh nguyệt

Bạn có thường xuyên bị mỏi cơ, đau cơ do vận động nặng? Nếu bạn là nữ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Với nhiều nghiên cứu được thử nghiệm, các nhà khoa học đã kết luận rằng tinh dầu Gừng có khả năng làm giảm đau cơ, mỏi cơ và đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt nhờ có chất Zingibain trong thành phần. Theo các chuyên gia, cơ thể chúng ta nên hấp thụ từ 1-2 giọt tinh dầu gừng mỗi ngày. Điều này có thể giúp chúng ta hạn chế được các vấn đề đau cơ, mỏi cơ hay các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Tinh dầu gừng ngâm chân

Ngâm chân với tinh dầu gừng Kepha sẽ giúp bạn loại bỏ được cảm giác căng thẳng, mệt mỏi sau ngày dài học tập và làm việc. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn hạn chế được mùi hôi chân đấy. Thật là tuyệt vời phải không?

Tinh dầu gừng massage

Sau một ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng, massage bằng tinh dầu gừng là một lựa chọn hoàn hảo đấy. Bạn có thể bảo người thương của bạn bôi massage lên các vùng da nhạy cảm như lưng, bụng, cổ… Cảm giác mệt mỏi của bạn sẽ tiêu biến và thay vào đó là sự tinh thần hưng phấn, năng lượng tràn đầy.

Cách sử dụng tinh dầu gừng hiệu quả

Tùy mục đích sử dụng mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau. Cụ thể đó là:

  • Cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch: Đều đặn, 2 lần mỗi ngày, mỗi lần bạn sử dụng 1-2 giọt tinh dầu, sau đó thoa lên vùng tim.
  • Đau cơ bắp, xương khớp: Mỗi lần, các bạn dùng 2-3 giọt tinh dầu gừng rồi massage vào chỗ bị đau khoảng 10-15 phút.. Hai lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc của tinh dầu gừng đấy.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể: Khi tắm, bị dùng 2-3 giọt tinh dầu gừng pha vào nước ấm.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp: Sử dụng trà bạn hay dùng cùng với 2-3 giọt tinh dầu gừng trong mỗi lần uống. Đều đặn như vậy lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Tình trạng của bạn sẽ giảm đi đáng kể đấy.
  • Cải thiện cảm xúc tiêu cực, giảm stress, tăng thêm sự hưng phấn, tự tin: Mỗi lần, bạn dùng từ 2-3 giọt tinh dầu gừng rồi khuếch tán vào căn phòng nơi bạn sống, làm việc bằng máy khuếch tán tinh dầu. Hai lần mỗi ngày như vậy, mọi cảm giác lo âu, muộn phiền trong bạn sẽ tiêu tan, thay vào đó là cảm xúc hưng phấn và sự tự tin mãnh liệt.
  • Kích thích ham muốn tình dục: Với chiếc máy khuếch tán tinh dầu, mỗi lần bạn khuếch tán từ 2-3 giọt tinh dầu gừng vào căn phòng của hai bạn. Chỉ một lúc sau, cảm xúc tình dục của bạn sẽ lên tột đỉnh cùng với đó là cảm giác thăng hoa mà bạn hằng mong ước. Nếu không có máy khuếch tán tinh dầu, bạn có thể bôi 1-2 giọt tinh dầu gần nơi bộ phận sinh dục.
  • Điều trị triệu chứng nôn mửa: Thêm 1 giọt tinh dầu gừng vào cốc nước lọc hoặc tách trà. Khuấy đều rồi thưởng thức từ từ. Tình trạng nôn mửa của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Bên cạnh đó, tinh dầu gừng còn được dùng trong các món ăn. Bạn có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu gừng vào món ăn thích hợp.

Cách sử dụng tinh dầu gừng hiệu quả
Hình ảnh: Tinh dầu gừng

Cách sử dụng tinh dầu gừng giảm mỡ bụng

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời trên, với tính nóng của mình, tinh dầu gừng còn có khả năng giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả, đây thực sự là tin vui đối nếu bạn muốn có vòng eo săn chắc phải không? Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện hai bước sau đây:

  • Bước 1: Cho 15 giọt tinh dầu gừng vào khoảng 30ml dầu nền, đó có thể là dầu dừa, dầu jojoba hay dầu olive… rồi tiến hành khuấy đều.
  • Bước 2: Cho một lượng vừa đủ hỗn hợp trên vào lòng bàn tay, xoa hai bàn tay vào nhau đến khi cảm thấy hơi ấm từ hỗn hợp rồi tiến hành massage. Bạn có thể tham khảo cách thức massage sau: Đưa hai lòng bàn tay áp sát phần bụng dưới rồi massage theo hình tròn quanh bụng khoảng 4-5 vòng. Tiếp theo, di chuyển tay lên phía trên phần thắt lưng rồi tiến hành tương tự. Cuối cùng, lấy rốn làm vị trí trung tâm, di chuyển tay theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Thực hiện các động tác trên khoảng 3-4 lần trong mỗi lần massage.

Xem thêm: Tinh dầu sả chanh đuổi muỗi, hướng dẫn cách làm tại nhà 

Cách làm tinh dầu gừng giảm mỡ bụng

Chuẩn bị

100g gừng tươi, 100ml dầu ăn hoặc dầu nền (dầu jojoba, dầu olive…) và 1 cái chảo sạch.

Cách thực hiện

  • Cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa bằng nước sạch và cắt gừng thành những miếng nhỏ rồi tiến hành xay nhuyễn, vắt lấy nước cho vào một cái bát.
  • Cho dầu ăn hoặc dầu nền vào trong chảo rồi đưa lên bếp. Khi dầu nóng thì cho nước gừng mới vắt vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi thì tắt lửa.
  • Đợi đến khi hỗn hợp trên nguội là ta đã thu được tinh dầu gừng. Bạn có thể bảo quản tinh dầu ở trong một lọ thủy tinh rồi đậy nắp kín.

Lưu ý: Cách làm trên chỉ đối với mục đích sử dụng tinh dầu gừng là massage.

Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

  • Đối với các đối tượng đặc biệt như trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ đang mang thai, trước khi khi sử dụng tinh dầu gừng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ về chỉ định, liều lượng để tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc.
  • Tuyệt đối không được để tinh dầu tiếp xúc với mắt. Vì gừng có tính cay nên điều này có thể gây tổn thương đến giác mạc. Nếu bạn vô tình để tinh dầu tiếp xúc với mắt, phải rửa ngay mắt bằng nước sạch.
  • Không bôi trực tiếp tinh dầu gừng lên các vết thương hở.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Nên kiểm tra tinh dầu trước khi bôi vào các vùng da nhạy cảm, có thể kiểm tra bằng cách thoa tinh dầu lên mu bàn tay. Để một lúc nếu không có hiện tượng như dị ứng, đỏ rát… thì tiếp tục sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

Cách bảo quản tinh dầu gừng

  • Không được để tinh dầu trộn lẫn với các sản phẩm khác, đặc biệt là nước hoa.
  • Bảo quản tinh dầu nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh để tinh dầu tiếp xúc lâu với không khí. Do đó, cần đóng chặt nắp lọ tinh dầu khi sử dụng xong.

Tinh dầu gừng giá bao nhiêu?

Thật khó để có thể đưa ra một mức giá cụ thể cho sản phẩm này bởi những vào nơi sản xuất hay phân phối khác nhau thì sẽ có giá khác nhau. Hiện nay, trên các cơ sở uy tín, lọ tinh dầu gừng 100ml được bán với giá khoảng 1.450.000đ.

Tinh dầu gừng mua ở đâu?

Hiện nay, tinh dầu gừng được bán rất nhiều tại các hiệu thuốc hay cơ sở bán tinh dầu. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn nơi bán uy tín để mua sản phẩm. Bởi bên cạnh những sản phẩm tốt thì có rất nhiều sản phẩm tinh dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Thật không may nếu bạn vô tình mua phải sản phẩm tinh dầu giả bởi vì điều này có thể gây hại rất lớn cho bạn và gia đình.

Nếu bạn đang khó khăn trong việc tìm nơi uy tín để mua hay có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm, đừng ngại ngần, hãy gọi đến hotline của chúng tôi. Chúng tôi – những con người có trình độ chuyên môn cao, luôn sẵn sàng giải đáp những câu hỏi của bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây