Sẹo lồi
Sẹo lồi

Sẹo là hậu quả để lại sau mỗi lần da bị tổn thương mà chắc hẳn bất kì ai cũng có thể có. Tùy vào mức độ tổn thương và cách chăm sóc vết thương mà để lại các loại sẹo khác nhau. Trong số đó, sẹo lồi là sẹo ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ thẩm mỹ. Bài viết dưới đây Nhịp cầu sức khỏe sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về sẹo lồi.

Contents

Sẹo lồi là gì ?

Khi bất kỳ vị trí da nào trên cơ thể bị tổn thương, sẽ có ba giai đoạn để hình thành sẹo: giai đoạn sưng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Khi vết thương đang trong giai đoạn tăng sinh xảy ra hiện tượng tăng sinh quá mức của collagen sẽ gây nên sẹo lồi.

Như vậy, có thể thấy sẹo lồi xuất hiện trong quá trình vết thương đang lành do sự tăng trưởng và tạo thành các collagen quá mức so với bình thường. Điều này khiến vùng da đó dễ bị cứng, trơn, nhô lên, sạm màu hơn, khác với vùng da bình thường gây mất tính thẩm mỹ, ngứa lâu ngày, một số trường hợp có thể bị đau tại vị trí sẹo lồi.

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên thường gặp ở các vị trí như lưng, gáy, chân, tay. Ở một số người, cơ địa họ dễ bị sẹo lồi chỉ cần một vết thương có kích cỡ nhỏ cũng sẽ để lại trên da những nốt sẹo không mong muốn này.

Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là gì?

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Nguyên nhân khiến da bị sẹo là do bị tổn thương bởi bất kỳ một nguyên nhân nào tác động lên. Việc tạo thành sẹo lồi có nhiều yếu tố do mức độ nặng nhẹ của vết thương, chăm sóc vùng da sau tổn thương, do cơ địa của người bị tổn thương. Hầu hết sẹo lồi thường xuất hiện trên da do một số nguyên nhân sau:

  • Phẫu thuật để lại sẹo lồi: trường hợp này thường gặp ở phụ nữ sau sinh bằng phương pháp sinh mổ, các bệnh nhân cần được thực hiện ca phẫu thuật lớn để điều trị bệnh hay tổn thương trong cơ thể, phẫu thuật thẩm mỹ. Vết mổ khi lành tạo sẹo lồi do bị nhiễm khuẩn sau mổ do vệ sinh không đúng cách, bị dính các vật lạ, nhỏ như lông động vật hay do cơ địa của họ.
  • Hình xăm bị sẹo lồi: sau quá trình xóa xăm, nếu không được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận, vết thương sau xóa rất dễ bị nhiễm trùng ảnh hưởng tới lớp sâu trong da gây nên sẹo lồi, trường hợp này cũng không bỏ qua yếu tố do cơ địa.
  • Cắt mí bị sẹo lồi: có thể do cơ sở phẫu thuật chưa uy tín, đội ngũ bác sĩ chưa có chuyên môn cao gây lỗi trong quá trình phẫu thuật, hoặc cũng có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình dưỡng lành vết cắt.
  • Sẹo lồi tự phát: do một vết thương nào đó bị viêm nhẹ mà bệnh nhân quên mất, lâu dần vết thương lành để lại vết sẹo lồi.
  • Sẹo lồi tái phát: khả năng sẹo lồi tái phát thường xảy ra ở vị trí đã từng đi cắt sẹo trước đó, lúc này sẹo có thể to và dài hơn, lan rộng hơn so với sẹo lồi ban đầu.
  • Sẹo lồi do mụn: xảy ra với các trường hợp mụn viêm nặng không được điều trị đúng cách hay không tuân thủ lời khuyên bác sĩ hay mụn nhỏ nhưng bị viêm do tự ý nặn mụn và vệ sinh không đúng cách.
  • Sử dụng các thực phẩm khi vết thương đang lành: trong quá trình tạo sẹo của một số vết thương, việc sử dụng các thực phẩm như rau muống, thịt bò, gạo nếp, hải sản có thể làm nặng hơn mức độ viêm của vết thương hay kích thích làm tăng sinh collagen tại vị trí vết thương gây sẹo lồi.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây sẹo lồi khác như: do những chấn thương khi vận động, sử dụng mỹ phẩm không nên tại vết thương,…

Nguyên nhân gây sẹo lồi
Nguyên nhân gây sẹo lồi

Có những loại sẹo lồi nào?

Sẹo lồi thường cứng nhẹ, màu hồng nhạt bên ngoài, giữa trắng, hơi nhăn và nhẵn.  Nó được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào vị trí, hình dạng vết thương,…

  • Phân loại sẹo lồi theo hình dạng: tùy thuộc vào hình dạng vị trí tổn thương, diện tích tổn thương mà ta thấy sẹo có các hình dạng khác nhau và thường thấy nhất là sẹo lồi dài  và sẹo lồi tròn.
  • Phân loại sẹo lồi theo vị trí xuất hiện: sẹo lồi có thể xuất hiện ở các vùng da bị tổn thương và thường gặp: sẹo ở môi, sẹo ở má, sẹo ở mũi, sẹo ở ngực, sẹo ở lưng, sẹo ở gáy,….
  • Phân loại theo thời gian xuất hiện sẹo: sẹo mới xuất hiện (trong vài tháng) và sẹo lâu năm (vài năm).
  • Phân loại theo nguyên nhân:
    – Do nguyên nhân chủ quan: bản thân người bị thương không chăm sóc , giữ sạch sẽ vùng da tổn thương, không tuân thủ lời chỉ dẫn của y bác sĩ,…
    – Do nguyên nhân khách quan: người bị thương cần phẫu thuật bắt buộc, người có cơ địa sẹo lồi,…
Các loại sẹo lồi
Các loại sẹo lồi

Các cách điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay

Xử lý sẹo lồi bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà

Các phương pháp điều trị từ thiên nhiên thường dễ tìm, giá rẻ, đơn giản dễ thực hiện. Tuy vậy cần kiên trì thực hiện đều đặn để có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp trị sẹo lồi từ thiên nhiên.

  • Dùng rau ngải cứu loại bỏ sẹo lồi:

Với tác dụng chống oxy hóa, ngăn cản sự tăng sinh bất thường của collagen cùng đó là khả năng kháng khuẩn, chống viêm làm mất sự tạo thành quá mức của mô sẹo giúp vết sẹo lồi nhanh chóng biến mất.

Các bước tiến hành cũng không quá khó khăn :Trước hết, chọn và đem rửa sạch các lá ngải cứu còn xanh không quá già hay non, không bị dập, nát rồi đem đổ nước sạch vào đun sôi. Vắt bằng khăn màn mỏng cho tới khi hết nước, phần nước cốt thu được đem rửa mặt hoặc bôi lên các vết sẹo lồi, phần bã cũng sử dụng để đắp lên đó trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại mặt. Kiên trì thực hiện trong khoảng vài tháng sẹo lồi sẽ nhanh chóng giảm đi đáng kể.

  • Dùng nha đam xóa bỏ sẹo lồi:

Với các chị em đam mê làm đẹp từ phương pháp thiên nhiên chắc cũng không lạ lẫm với loại cây trồng này. Nha đam không chỉ có tác dụng trị thâm, làm đẹp mà còn có khả năng xóa bỏ sẹo lồi. Vitamin và các hoạt chất trong nha đam có tính kháng khuẩn tốt, khả năng làm lành vết thương nhanh chóng cùng các dưỡng chất giúp sẹo nhanh biến mất.

Nha đam được làm sạch , loại bỏ vỏ ,nhựa sau đó được sử dụng theo nhiều cách để loại bỏ sẹo lồi như: nấu với nước rồi uống, xay rồi bôi trực tiếp lên sẹo lồi,… hoặc có thể thực hiện phối hợp các cách.

Các bước nấu với nước  để uống rất đơn giản: chuẩn bị nha đam để ráo nhựa, cắt bỏ vỏ  lấy thịt rồi mang rửa, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 60 phút. Sau đó vớt ra để ráo cắt nha đam thành những viên nhỏ. Đun nước, có thể cho thêm 2-3 thìa đường để dễ uống, khi nước sôi đổ nha đam đã cắt nhỏ ở trên vào đun trong khoảng 5 phút, tắt bếp ta đã có một cốc nước nha đam.

Với cách xay nha đam: chuẩn bị nha đam như cách trên, ngâm nước muối, sau đó cắt nhỏ cho vào máy xay, xay nhuyễn. Rửa mặt thật sạch, vệ sinh tay trước khi sử dụng, lấy nha đam bôi trực tiếp lên vết sẹo. Phương thức điều trị đơn giản nhưng thời gian để thấy tác dụng là khá lâu, cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy tác dụng.

  • Lựa chọn chanh loại bỏ sẹo lồi:

Tính acid cùng hàm lượng vitamin C cao có chứa trong cốt chanh giúp quá trình làm mờ các vết thâm và đánh bay sẹo lồi diễn ra nhanh hơn. Do vậy từ thiên nhiên, chanh cũng được sử dụng để loại bỏ các vết sẹo lồi trả lại làn da đẹp .

Các bước tiến hành rất đơn giản: chuẩn bị bát nhỏ nước cốt chanh, rửa sạch mặt,  sau đó chấm nước cốt chanh lên mặt để trong khoảng thời gian 15-20 phút, rửa lại mặt bằng nước ấm, thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ nhanh chóng thấy được kết quả. Ngoài ra có thể kết hợp cốt chanh với tép tỏi tăng khả năng chống viêm nhanh lành vết sẹo.

Cách dùng chanh trị sẹo lồi đơn giản và không tốn nhiều chi phí nhưng cần lưu ý nên thực hiện vào buổi tối ,trong quá trình làm cần che chắn vùng da cẩn thận, tranh ánh sáng trực tiếp mặt trời sẽ gây sạm da nhanh chóng.

Ngoài các nguyên liệu trên, trị sẹo lồi còn được sử dụng bằng nguyên liệu khác như: bột baking soda, nghệ, giấm táo, gừng, mật ong,…

Xử lí sẹo lồi tại nhà
Xử lí sẹo lồi tại nhà

Xử lý sẹo lồi bằng cách tìm đến bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ.

Để đạt hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất, việc tìm đến các bệnh viện hay cơ sở thẩm mỹ là liệu pháp tối ưu được sử dụng. Mỗi cơ sở có phương pháp loại bỏ sẹo lồi khác nhau. Vậy đó là các phương pháp nào?

  • Phương pháp sử dụng corticoid bằng đường tiêm:

Tiêm corticoid để loại bỏ sẹo lồi cho kết quả điều trị rất tích cực. Bệnh nhân vừa dùng thuốc vừa được bác sĩ chuyên khoa tiêm và theo dõi thường xuyên để kiểm soát tình trạng sẹo lồi. Trong quá trình điều trị, các collagen ở vết sẹo sẽ dần tiêu biến giúp sẹo lồi nhanh chóng nhỏ dần và trở về kích thước như sẹo thường.

Phương pháp này muốn thực hiện cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên da liễu để tránh trường hợp người có tiền sử bị dị ứng với corticoid. Liệu trình điều trị có thể ngắn hoặc dài phụ thuộc vào kích thước và mức độ sẹo.

  • Phương pháp tiểu phẫu cắt bỏ sẹo lồi:

Với sẹo lồi to và có diện tích lớn có thể tìm đến phương pháp này. Phương pháp được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn cao, sau tiểu phẫu sử dụng thêm một số thuốc chống viêm nhằm bảo vệ vết thương, sẹo được loại bỏ nhanh hơn.

Phương pháp này khá đơn giản, ít trường hợp có tác dụng phụ. Tuy nhiên vấn đề tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ xảy ra nhiều. Do vậy, cần phối hợp một số phương pháp sau đó để loại tráng sẹo mọc lại.

Ngoài ra, sau khi cắt bỏ sẹo lồi , để ngăn ngừa sẹo tái phát có thể sử dụng phương thức xạ trị, bôi kem Imiquimod, tiêm alpha interferon.

  • Phương pháp chấm nitơ lỏng lên sẹo lồi:

Chấm nitơ lỏng hay còn gọi là phương pháp áp lạnh thường chỉ định cho các tổn thương nhỏ. Bằng cách sử dụng nitơ lỏng chấm lên vết thương ở nhiệt độ rất thấp làm biến đổi quá trình tổng hợp collagen, hỗ trợ quá trình biệt hóa các nguyên bào sợi giúp việc tạo sẹo bình thường diễn ra dễ dàng hơn.

Phương pháp này ít sử dụng do tình trạng đau khi điều trị và có thể kéo dài sau đó, không chỉ vậy phương pháp còn làm sạm da ở những bệnh nhân có da sẫm màu.

  • Phương pháp xạ trị sau cắt bỏ sẹo lồi:

Khi cắt bỏ sẹo lồi bằng tiểu phẫu khả năng sẹo quay lại khá cao. Do vậy, sau cắt bỏ sẹo, vùng da đó sẽ được xạ trị bằng tia X hay tia điện tử sẽ khả năng tái sẹo lồi tại vết thương giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, xạ trị thường để lại các vết đỏ trên da ngay sau đó và sau một thời gian vùng da dễ bị sạm màu do việc tăng sắc tố melanin. Cùng đó là khuyến cáo đối với các bệnh nhân đã từng xạ trị nhưng thất bại và từ 21 tuổi trở lên.

  • Phương pháp điều trị sẹo bằng laser CO2:

Cùng công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp này giúp hầu hết người bệnh loại bỏ sẹo lồi hoàn toàn, không lo tái phát. Công nghệ laser CO2 giúp loại bỏ sẹo lồi cùng đó tái tạo các collagen mới giúp da săn chắc, đều màu, vùng da bị sẹo trước đó trở nên đẹp, khỏe trắng sáng hơn. Không chỉ vậy, liệu trình trị liệu rất ngắn, không tốn nhiều thời gian, không đau rát hay cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ phẫu thuật.

Chi phí điều trị sẹo lồi bằng các phương pháp này là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng phương pháp mà bệnh nhân lựa chọn, tình trạng sẹo lồi, thời gian tồn tại của sẹo mà có các mức giá khác nhau.

  • Với phương pháp tiểu phẫu cắt bỏ, thấp nhất là 1 triệu cho sẹo lồi tuổi ngắn, nhỏ dễ điều trị cho đến 20 triệu cho sẹo lồi lâu năm, to, khó thực hiện.
  • Với phương pháp điều trị bằng tia laser CO2, chi phí từ khoảng 2 đến 20 triệu tùy vào diện tích, kích thước sẹo lồi.
Xử lí sẹ lồi tại các cơ sở y tế, thẩm mỹ
Xử lí sẹ lồi tại các cơ sở y tế, thẩm mỹ

Làm mờ sẹo lồi bằng thuốc và kem bôi sẹo

Đối với các loại sẹo lồi, lựa chọn dùng thuốc và kem bôi sẹo cũng sẽ giúp sẹo nhanh mờ và xẹp dần. Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc và kem được sản xuất ra để loại bỏ các nốt sẹo lồi.

  • Gel FIXDERMA làm sẹo mờ:

Sẹo lồi do các nguyên nhân như mụn, bỏng, rạn da, sau khi phẫu thuật,…sau khi sử dụng sản phẩm gel FIXDERMA cho kết quả trả về khá tốt. Được tạo thành từ các sản phẩm đông dược làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên: nha đam, cây sẹ và củ hành tây, gel đảm bảo tác dụng làm đẹp da an toàn và tránh dị ứng. Ngoài ra gel còn dễ sử dụng, tiện lợi, nhanh chóng thấm vào da, làm mát và không gây dính giúp cho da không bị bí, phù hợp với nhiều loại da. Giá thành từ 230,000 đồng đến 250,000 đồng/tuýp.

  • Thuốc Hiruscar điều trị sẹo:

Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản với các thành phần làm đẹp da và trị sẹo lồi như: allantoin, nha đam và nhiều hoạt chất khác giúp đẩy nhanh quá trinh mờ sẹo, làm lành vết thương. Thuốc được sử dụng với các sẹo lồi tồn tại không quá 2 năm và được sử dụng trực tiếp với các vết thương đang lên da non tránh tạo sẹo. Giá thành từ 120,000 đồng- 145,000 đồng/tuýp nhỏ 5g.

  • Kem Kjinpbnh trị sẹo lồi:

Với sẹo lồi lâu năm thì kem Kjinpbnh là một sự lựa chọn cho kết quả tốt cùng đó giá thành sản phẩm cũng không quá cao chỉ dưới 130,000 đồng/tuýp. Có nguồn gốc từ Nga, sản phẩm chứa nhiều thành dưỡng da và các chất tự nhiên giúp làm mờ sẹo lồi, cải thiện sắc tố da, làm giảm khả năng tạo sẹo của các vết thương và cung cấp các chất dinh dưỡng làm cho da đẹp hơn.

Ngoài ra, còn rất nhiều các sản phẩm giúp làm mờ sẹo lồi được ưa dùng, có thể kể đến như: thuốc điều trị sẹo Mederma, kem làm mờ sẹo Scar Esthetique, kem Ticarlox,…

Kem bôi trị sẹo lồi
Kem bôi trị sẹo lồi

Các dấu hiệu nhận biết cơ địa sẹo lồi

Ở người có cơ địa sẹo lồi, một vết thương do bất kì nguyên nhân nào cũng có thể để lại các nốt sẹo xấu xí này dù vết thương được chăm sóc hay được điều trị cẩn thận. Vấn đề loại bỏ sẹo lồi ở họ khá khó khăn do hiện tượng tái mắc sau mỗi lần điều trị.

Xem thêm: Bị mụn không nên ăn gì? Chế độ ăn và chăm sóc da mụn hợp lí

Cách phòng tránh sẹo lồi xuất hiện

Chăm sóc vùng da bị tổn thương cẩn thận, luôn rửa sạch sẽ phòng ngừa nhiễm trùng.

Phối hợp sử dụng kem làm mờ sẹo khi vùng da tổn thương đang trong quá trình lên da non.

Bị sẹo lồi nên kiêng ăn gì?

Không ăn các thực phẩm như rau muống, thịt bò, trứng, gạo nếp,… khi bị thương và vết thương đang lành do khả năng tạo các phản ứng phụ làm vết thương dễ nhiễm khuẩn, nguy cơ mắc sẹo lồi cao hơn.

Cùng với đó là việc bổ sung các vitamin cần thiết như vitamin E, vitamin A,… giúp cho da nhanh lành, mềm da tránh tạo sẹo .

Bị sẹo lồi kiêng ăn gì?
Bị sẹo lồi kiêng ăn gì?

Một số vấn đề liên quan đến sẹo lồi

Hiện tượng sẹo lồi ngày càng lớn

Vấn đề này xảy ra với tùy từng bệnh nhân với các cơ địa khác nhau .Thông thường sẹo lồi chỉ lên tới một mức độ nhất định rồi dần mờ nhưng ở một số bệnh nhân, sẹo lồi ngày càng lớn và có xu hướng lan ra các vị trí khác.

Để giải quyết được vấn đề này, bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị cho hiệu quả và chính xác nhất .

Sẹo lồi bị ngứa

Nguyên nhân gây ngứa ở sẹo lồi có thể do sự tác động vào dây thần kinh ngứa hoặc quá tiến triển của các tế bào mô tạo lớp sừng.

Khi ngứa, hành động gãi làm vết thương thêm tổn thương và có thể gây sẹo lớn hơn. Do đó, dù ngứa nhưng bệnh nhân cần tránh gãi vết thương, tham khảo một số phương pháp để giảm ngứa như chườm đá, tắm nước ấm, nếu ngứa kéo dài có thể sử dụng thuốc kháng Histamin.

Cơ địa sẹo lồi có xăm được không?

Câu trả lời là “Không nên”. Do ở người có cơ địa sẹo lồi tỉ lệ xuất hiện sẹo lồi rất cao khi da bị tác động ngoại cảnh. Vì vậy với người như vậy cần được khuyến cáo với việc xăm hình, đặc biệt tại các vùng, vị trí da dễ bị sẹo lồi.

Sẹo lồi có tự hết không?

Khi bị sẹo lồi, chúng không những không mất đi mà nhiều trường hợp còn phát triển và gây ra các biến chứng khác như đau và ngứa. Do vậy cần bảo vệ vết thương tránh sẹo lồi xuất hiện. Khi bị sẹo lồi nên đến các cơ sở y tế, viện thẩm mỹ uy tín, chất lượng để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị sao cho việc điều trị đạt kết quả là tốt nhất.

Nhịp cầu sức khỏe chúc bạn đọc có thêm các thông tin bổ ích và hiểu kĩ hơn về sẹo lồi, một số vấn đề xung quanh sẹo lồi để giữ gìn một làn da mơ ước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây