Tinh dầu ngải cứu
Hình ảnh: Tinh dầu ngải cứu

Cuộc sống càng hiện đại và ngày một biến đổi thì bệnh tật đeo bám con người lại càng dai dẳng, khó lường. Từ xa xưa con người đã phát hiện ra rằng cây cỏ, rau củ không phải chỉ để làm thực phẩm hằng ngày mà còn có thể được sử dụng làm thuốc, thậm chí chúng còn là những dược liệu quý trong đông y.

Sử dụng cây cỏ làm thuốc đang là xu hướng được tiến tới bởi độ an toàn, thân thiện và công dụng tuyệt vời, mới lạ của chúng. Ở bài viết dưới đây, https://nhipcausuckhoe.org.vn/ sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ thông tin về Tinh dầu ngải cứu hoàn toàn từ tự nhiên.

Contents

Thông tin cơ bản về tinh dầu ngải cứu

Ngải cứu chính là ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng cây cỏ làm thuốc. Ngải cứu là loài cây được tìm thấy ở các nước ôn đới, một số nơi người ta gọi đây là cây thuốc cứu, thuốc cao hay ngải điệp. Đây là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 15-30 cm, nếu bạn ngắt lá ngải cứu sẽ thấy có mùi thơm đặc trưng, bỏ vào miệng sẽ hơi nhăng nhẳng, có tính ấm.

Thông tin cơ bản về tinh dầu ngải cứu
Hình ảnh: Lá ngải cứu

Tác dụng chữa bệnh hiệu quả của cây ngải cứu đã được áp dụng từ lâu và ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong loài cây này có một loại tinh dầu rất tốt cho sức khỏe con người. Từ đó bằng phương pháp chưng cất hơi nước, người ta đã chiết xuất được tinh dầu ngải cứu tinh khiết đảm bảo an toàn, chất lượng.

Thành phần của tinh dầu ngải cứu

Tinh dầu ngải cứu được chiết xuất chủ yếu từ bộ phận thân, lá và hoa của cây ngải cứu. Ở phần thân cây hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0,2-0,34%.

Thành phần chính trong loại tinh dầu này là Cineol, chiếm khoảng 20-30% ở hoa và chồi non.

Thành phần của tinh dầu ngải cứu
Hình ảnh: Cineol

Nói cách khác trong sản phẩm tinh dầu ngải cứu, thành phần chính đó là hoạt chất Cineol (30%), ngoài ra còn có alcol, adenin, cholin, thuyeon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol làm cho sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng hơn.

Tất cả những tá dược cho vào đều đã được nghiên cứu và chọn lựa kỹ lưỡng nên bạn có thể yên tâm về sản phẩm.

Công dụng của tinh dầu ngải cứu

Điều hòa kinh nguyệt: Đối với những bạn nữ hay bị rong kinh, kinh nguyệt ra không đều, không lặp lại đúng chu kỳ, thất thường về lượng, màu sắc, bị đau bụng kinh dữ dội có thể sử dụng tinh dầu ngải cứu để đưa trạng thái sinh lý trở về bình thường. Tính nồng ấm của ngải cứu giúp điều hòa khí huyết, điều hòa hormon, bạn sẽ không còn phải lo lắng về ngày dâu của mình nữa.

Công dụng của tinh dầu ngải cứu
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

Giảm đau nhức: Tinh dầu ngải cứu là giải pháp tuyệt vời để đánh tan những cơn đau nhức vùng vai gáy, lưng, cánh tay, cẳng chân,… Những người thường xuyên phải làm việc nặng, vận động mạnh hoặc dân văn phòng phải ngồi máy tính nhiều dẫn tới mỏi cổ, đau nhức toàn thân thì vài giọt tinh dầu ngải cứu chính là người bạn đồng hành tốt nhất lúc này. Cây ngải cứu có tính ấm làm giãn các mạch máu, tăng cường trao đổi chất từ đó xua tan cơn đau bụng do hàn, đau nhức xương khớp, giải nhanh tê bì chân tay, làm dịu các vùng sưng tấy, phù nề,…

Công dụng của tinh dầu ngải cứu
Tinh dầu ngải cứu giúp giảm đau nhức

Lưu thông tuần hoàn: Tinh chất từ ngải cứu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, thoát khỏi tình trạng co mạch, choáng váng, đột qụy do thiếu máu lên não, tụt huyết áp, và đặc biệt hỗ trợ phục hồi các chức năng vận động nhanh hơn cho những người bị liệt.

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng gì?
Tinh dầu ngải cứu giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu

Giải cảm: Hương cay nồng của cây ngải cứu giúp cơ thể bạn ấm hơn, giảm bớt đau đầu, từ đó điều trị cảm cúm, trúng gió rất tốt.

Tránh muỗi, côn trùng: Tinh dầu ngải cứu còn khiến cho các loài côn trùng sợ hãi mà tránh xa, đồng thời xoa dịu những nốt sưng đỏ, ngứa ngáy do côn trùng đốt.

Tác dụng của tinh dầu ngải cứu
Tinh dầu ngải cứu giúp đuổi muỗi

Bên cạnh đó tinh dầu ngải cứu còn được ưu tiên sử dụng để cầm máu, sát trùng, cầm nôn mửa, tiêu chảy, lợi tiểu,…

Xem thêm nhiều thông tin bổ ích:

Hướng dẫn sử dụng tinh dầu ngải cứu

Xoa bóp, giảm đau: cách này áp dụng cho những người bị đau nhức, sưng buốt ở xương, gân, cơ, có các vết bầm tím hoặc tụ máu trên da.

  • Trộn đều tinh dầu ngải cứu với dầu nền (dầu jojoba, dầu oliu) với tỷ lệ 1:20
  • Lấy một lượng vừa đủ thoa nhẹ lên toàn bộ vùng đau nhức, sưng tấy ( cổ, bả vai, đầu gối, cánh tay, cẳng chân, …)
  • Mát xa nhẹ nhàng xung quanh đó khoảng 5-7 phút, nghỉ ngơi rồi rửa sạch với nước ấm.

Xông hơi: áp dụng cho người bị cảm lạnh, trúng gió, nhức đầu, chóng mặt.

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu ngải cứu vào chậu nước nóng ( có thể nhỏ thâm tinh dầu sả chanh, bưởi hoặc tinh dầu tràm để tăng hiệu quả và dễ chịu).
  • Cúi mặt sát chậu nước rồi để một chiếc khăn sạch phủ kín cả mặt và chậu nước.
  • Để hơi nóng phả lên mặt khoảng 10-15 phút rồi rửa mặt lại với nước.

Sát khuẩn, làm sạch không khí: áp dụng khi bạn bị côn trùng cắn, tổn thương ngoài da, có mụn, khi nhà bạn bị tấn công bởi muỗi, côn trùng và không khí ẩm mốc.

  • Nhỏ vài giọt vào đèn xông tinh dầu, đèn nến để hương lan tỏa khắp phòng.
  • Hoặc bôi trực tiếp lên vùng tổn thương cùng với kem dưỡng da.

Ngâm trị liệu: áp dụng để giảm đau nhức cơ thể, giải tỏa stress, lưu thông khí huyết, phòng ngừa các bệnh về da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Hòa loãng 3-5 giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc nước ngâm chân.

Tinh dầu ngải cứu loại nào tốt?

Sau đây là một số sản phẩm tinh dầu ngải cứu được sử dụng phổ biến. Hầu hết các sản phẩm này đang được bán rất chạy trên thị trường. Xin mời bạn đọc tham khảo.

Tinh dầu ngải cứu Pain oil

Tinh dầu ngải cứu Pain oil được sản xuất ở trường đại học Y Dược Thái Bình với nhà sản xuất HMSP Pharma – Việt Nam.

Tinh dầu ngải cứu loại nào tốt?
Hình ảnh: Tinh dầu ngải cứu Pain Oil

Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cổ truyền của Việt Nam. Sản xuất và tách lấy chiết xuất tinh dầu ngải cứu theo phương pháp cổ truyền đạt tiêu chuẩn GMP. Chiết xuất tinh dầu ngải lành tính, phù hợp kinh tế, thanh mát, nâng cao khả năng hấp thu trị liệu ngoài da với phương pháp cổ truyền.

Tinh dầu ngải cứu Vitophar

Tinh dầu ngải cứu VitopharTinh là sản phẩm đông y, được phân phối bởi Công ty cổ phần Brita Việt Nam, đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế.

Thành phần: Ngải cứu, đinh hương, hồng đằng, nghệ, nhũ hương, Trắc Bách Diệp, rã hương, hoa rum, khoan cân đằng, lá sen, rượu, bạc hà.

Tinh dầu ngải cứu loại nào tốt?
Hình ảnh: Tinh dầu ngải cứu Vitophar

Nhờ nhiều thành phần dược liệu quý, sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn so với tinh dầu ngải cứu thong thường.

Tinh dầu ngải cứu Đau Pain 90ml

Tinh dầu ngải cứu Đau Pain cũng là một sản phẩm được nghiên cứu bởi đại học Y Dược Thái Bình. Sản phẩm do Công ty Sao Mộc Việt phân phối.

Tinh dầu ngải cứu loại nào tốt?
Hình ảnh: Tinh dầu ngải cứu Đau Pain

Sản phẩm được chưng cất theo bí quyết cổ truyền từ lá ngải cứu 100% nguyên chất.

Tinh dầu ngải cứu Việt Maiskin

Thêm một sản phẩm nữa được sản xuất tại Việt Nam. Đó là Tinh dầu ngải cứu Việt Maiskin được bào chế theo bí quyết gia truyền cổ phương. Sản phẩm đạt đủ điều kiện để xuất khẩu, đảm bảo hiệu quả và mức độ an toàn cho người tiêu dùng.

Tinh dầu ngải cứu Việt Maiskin đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Trên kênh VTC6, tinh dầu ngải cứu Việt Maiskin cũng đã xuất hiện trong bản tin “Dòng chảy sông Hồng” cùng với những đánh giá tích cực.

Tinh dầu ngải cứu có tốt không?

Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, quy trình sản xuất đạt chuẩn, chúng tôi xin đảm bảo về chất lượng của sản phẩm.

Tinh dầu ngải cứu sẽ là giải pháp tuyệt vời đánh bay những buồn phiền khó chịu của bạn khi phải đối mặt với tình trạng đau nhức triền miên, kinh nguyệt thất thường hay cơ thể suy nhược.

Sản phẩm đã được các chuyên gia kiểm chứng và khuyên dùng.

Cách làm tinh dầu ngải cứu nguyên chất

Nguyên vật liệu: Ngải cứu, nồi, bát, đá lạnh, bình thủy tinh.

Tiến hành:

Bước 1: Ngâm ngải cứu trong nước, sau đó rửa sạch.

Bước 2: Cắt nhỏ ngải cứu rồi cho vào nồi. Thêm nước ngập khoảng 1/3 vỏ.

Bước 3: Đặt bát chứa đá vào giữa nồi đun, điều chỉnh mức lửa thấp nhất.

Bước 4: Sau khi đun được một thời gian ngắn, đá tan hết. Bạn thêm đá mới để quá trình chưng cất tinh dầu được liên tục. Duy trì trong khoảng 35 tới 50 phút.

Bước 5: Trong quá trình đun, tinh dầu ngải cứu sẽ bay hơi, gặp lạnh, hơi tinh dầu ngưng tụ và nhỏ giọt xuống bát.

Bước 6: Sau khi kết thúc quá trình chưng cất, bạn thu được tinh dầu ngải cứu nguyên chất và bảo quản chúng trong bình thủy tinh kín tối màu.

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng phụ không?

Cho tới nay chưa có ghi nhận nào về các tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm vì vậy bạn có thể yên tâm tin dùng. Sản phẩm an toàn với nhiều lứa tuổi, không gây kích ứng và không cạnh tranh với các thuốc khác, tuy nhiên bạn vẫn nên thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Có nhiều người sử dụng tinh dầu ngải cứu không?

Trả lời: Với công dụng và độ an toàn tuyệt vời của sản phẩm, đã có rất nhiều người yêu thích sử dụng. Số người đặt mua sản phẩm ngày một tăng và họ đưa về những ý kiến phản hồi rất tốt.

Bạn Linh Khánh: Mình là dân văn phòng, phải ngồi máy tính nhiều dẫn đến đau mỏi vùng cổ, bác sĩ nói nếu mình không điều trị có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Mình rất lo lắng, nhưng từ khi mát xa bằng tinh dầu ngải cứu ở vùng cổ, triệu chứng đau nhức giảm hẳn. Sản phẩm thật sự rất tốt.

Chị Thu Hương chia sẻ: Nhà mình có trẻ nhỏ, thời điểm giao mùa các bé hay bị cảm nên mình đã dùng tinh dầu ngải cứu để điều trị và phòng ngừa cho các bé. Mặc dù giá thành hơi cao nhưng mình rất hài lòng với hiệu quả của sản phẩm.

Cần lưu ý gì khi dùng tinh dầu ngải cứu?

Do sản phẩm khá an toàn với người dùng nên bạn không cần phải quá cầu kỳ khi sử dụng. Tuy nhiên bạn không nên nhỏ trực tiếp tinh dầu đậm đặc vào vết thương, không cho trẻ em nghịch và dừng sử dụng sản phẩm khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Tinh dầu ngải cứu Pain oil giá bao nhiêu?

Tinh dầu ngải cứu Pain oil có giá bán trên thị trường vào khoảng 179.000 đồng đối với lọ 90ml. Giá bán có thể thay đổi tùy từng nhà phân phối, địa chỉ cụ thể. Hãy quan sát kĩ bao bì để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng.

Tinh dầu ngải cứu Pain oil mua ở đâu?

Tinh dầu ngải cứu được sản xuất đầu tiên tại Trường Đại học Y Thái Bình và được kiểm định chất lượng bởi Bộ Y Tế. Hiện nay sản phẩm được phân phối rộng rãi trên toàn quốc. Bạn có thể liên hệ tới số hotline của https://nhipcausuckhoe.org.vn/ để biết thêm chi tiết.

Có thể thấy cây ngải cứu bình thường chúng ta ăn hằng ngày lại có vô vàn tác dụng tuyệt vời mà bạn chưa khám phá ra. Hãy ghi chú lại để có thể áp dụng khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

  1. Mugwort (Artemisia vulgaris) Oils.
    https://www.researchgate.net/publication/284114543_Mugwort_Artemisia_vulgaris_Oils
  2. Artemisia vulgaris.
    https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/artemisia-vulgaris

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây